PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH GIANG
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỒNG TÂM
Video hướng dẫn Đăng nhập

 

BÀI GIỚI THIỆU SÁCH: DANH TƯỚNG VIỆT NAM
     

      Kính thưa các thầy cô giáo cùng các em học sinh yêu quý!

          Tháng 12 này cả nước ta hân hoan chào mừng ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, chúng ta không khỏi ngậm ngùi nhớ về quá khứ một thời vô cùng vẻ vang của ông cha ta, những người đã ngã xuống, lấy máu đào tô thắm thêm trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.
         
Trải qua hàng ngàn năm đấu tranh quyết liệt, đất nước đã sản sinh không biết bao nhiêu người có biệt tài cầm quân, nhưng , không phải bất cứ ai có biệt tài cầm quân cũng đều là danh tướng cả. Xuất phát từ nhận thức đó, hôm nay thư viện trường tiểu học Đồng Tâm xin được giới thiệu tới bạn đọc một cuốn sách có tựa đề “ Danh tướng Việt Nam tập 1”, cuốn sách này giới thiệu những người có biệt tài cầm quân và đã thực sự đem cả biệt tài đáng quý đó giúp ích cho sự nghiệp cứu nước, cứu dân, để công đức lớn cho muôn đời con cháu. Chúng ta hãy cùng nhau ôn lại lịch sử chói sáng của dân tộc mình các bạn nhé.

       “Danh tướng Việt Nam tập 1” là tập sách đầu tiên của bộ sách dài nhiều tập, gồm 5 tập truyện:

Tập 1: Danh tướng trong sự nghiệp giữ nước từ đầu thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIV.

Tập 2: Danh tướng Lam Sơn

Tập 3: Danh tướng trong chiến tranh nông dân thế kỉ XVIII và phong trào Tây Sơn.

Tập 4: Danh tướng trong sự nghiệp đấu tranh chống ách đô hộ của phong kiến Trung Quốc.

Tập 5: Danh tướng chống Pháp trước thế kỉ XX.

      Cuốn sách Danh tướng VN tập 1 dài 187 trang, in trên khổ giấy 14.3x20.3cm, do tác giả Nguyễn Khắc Thuần biên tập, được tái bản lần thứ 11. Tác giả đã nghiên cứu tư liệu lịch sử và đã giới thiệu cho bạn đọc được biết đến 22 vị danh tướng như: Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, vv…. Nói cách khác, họ vừa là người có biệt tài cầm quân, lại cũng vừa là người được dân tộc suy tôn là anh hùng. Tuy nhiên, cũng có không ít những vị anh hùng, tên tuổi ngời ngời trong sử sách, sự nghiệp sáng mãi trong kí ức bất diệt của nhân dân, nhưng sinh thời, họ chỉ là những người lính bình thường, chưa bao giờ là tướng, dẫu là tướng nhỏ. Ngoài ra, trong sự nghiệp giữ nước, cũng có những người gần như chưa bao giờ trực tiếp cầm quân, nhưng, những ý kiến xuất sắc của họ lại có ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc đến toàn bộ hoạt động của lực lượng vũ trang, đến thắng lợi vẻ vang của cả nước. Nói khác hơn, họ thực sự là danh tướng dù chưa bao giờ là võ quan và được chính tác giả nghiêng mình kính cẩn ghi tên tuổi của họ vào hàng các danh tướng Việt Nam.

   Để viết được bộ sách này, các tác giả đã dựa hẳn vào ghi chép của các bộ sách chính sử xưa như: Đại Việt lược sử, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục, Đại Việt thông sử, Khâm định Việt sử thông giám cương mục…. Cùng nhiều thư tịch cổ khác. Giờ đây, đất nước đã thái bình, vận hội mới mỗi ngày một tốt đẹp hơn, chúng ta thực sự lấy làm mãn nguyện vì được trở về lịch sử một cách nguyên vẹn sau bao bom lửa chiến tranh, lại còn được thanh thản ngồi đọc sách xưa và kể chuyện người xưa. Kháng chiến chống Mỹ cứu nước có đại tướng Võ Nguyên Giáp- người đã chỉ huy quân đội ta làm nên nhiều chiến thắng vang dội, được dân tộc Việt Nam ta suy tôn người là anh hùng của mọi thời đại.

     Và sau đây cô sẽ đọc một đoạn trích trong trận Bạch Đằng của danh tướng Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán cho các thầy cô cùng toàn thể các bạn học sinh cùng nghe: Cuối năm 938, để cứu nguy cho vận nước, Ngô Quyền đã có hai quyết định quan trọng. Một là nghiêm trị Kiều Công Tiễn, kẻ đã giết hại Dương Đình Nghệ và sau đó đã cam tâm đi cầu cứu quân Nam Hán. Giết Kiều Công Tiễn tức là tiêu diệt chỗ dựa của quân xâm lăng. Giết Kiều Công Tiễn tức là để bảo vệ đạo lí và nghĩa khí của dân tộc. Giết Kiều Công Tiến cũng tức là để tạo ra sự ổn định hậu phương trước khi đại quân xuất trận. Hai là Ngô Quyền vạch ra kế hoạch đánh gục quân Nam Hán xâm lăng. Binh pháp cổ thường nhấn mạnh câu tri bỉ tri kỉ, bách chiến bách thắng(biết người biết ta, trăm trận trăm thắng). Những ghi chép của sử cũ cho thấyNgô Quyền đã biết rất rõ mưu đồ của quân Nam Hán lúc bấy giờ. Sách Đại Việt sử kí toàn thư(ngoại kỉ, quyển 5, tờ 19b) chép rằng:

“Ngô Quyền nghe tin Hoằng Thao sắp đến, liền nói với các tướng dưới quyền rằng:

       - Hoằng Thao là đứa trẻ khờ dại, đem quân từ cõi xa đến , lính tráng đều đã mệt mỏi, đã thế, lại nghe Kiều Công Tiễn đã bị giết rồi. Mất kẻ nội ứng, hẳn nhiên là chúng đã bị mất vía từ trước. Ta nay lấy quân khỏe mạnh để đánh quân mệt mỏi, ắt là phải phá được. Nhưng, bọn chúng lợi thế ở chiến thuyền, nếu ta không lo phòng bị trước thì chưa biết sẽ ra sao. Nay, nếu ta sai được người đem cọc lớn, vạt nhọn và bịt sắt, ngấm đóng sẵn ở cửa biển, rồi nhân khi nước triều lên cao(che khuất bãi cọc) mà dụ cho chiến thuyền của chúng tiến vào thì sau đó ắt sẽ dễ bề chế ngự, quyết không cho chiếc nào chạy thoát”.

Xưa nay, cửa sông Bạch Đằng đều rất sâu, có chỗ sâu đến 18m, Độ sâu ấy, không cho  phép đóng cọc theo lối giăng ngang mà chỉ có thể đóng ở hai mé sông, nơi thuyền bè thường xuôi ngược. Công việc dựng bãi cọc gỗ vạt nhọn và bịt sắt được tiến hành khẩn trương nhưng cũng rất công phu. Hàng ngàn người được huy động đi đốn cây. Hàng trăm thợ được điều đến để bịt sắt vào cọc gỗ. Đông đảo quân sĩ đã tham gia vào việc tạo dựng bãi cọc này. Trước khi giao chiến với Hoằng Thao, Ngô Quyền đã nghiên cứu rất kĩ chế độ thủy văn của sông Bạch đằng và chính phần hiểu biết quan trọng này đã dự phần không nhỏ vào thắng lợi chung.

Sau khi hoàn tất bãi cọc gỗ, Ngô Quyền đã bố trí lực lượng như sau:

-         Đại  binh của Ngô Quyền bố trí ở ngay phía sau bãi cọc gỗ, tất cả được mai phục sẵn trong những lùm cây mọc đầy ở ven sông.

-         Phía tả ngạn sông Bạch Đằng là đạo quân do Dương Tam Kha (con Dương Đình Nghệ, em vợ của Ngô Quyền) chỉ huy.

-         Phía hữu ngạn là đạo quân do Ngô Xương Ngập (con trai của Ngô Quyền) và tướng Đỗ Cảnh Thạc chỉ huy.

-         Vị tướng trẻ có tài bơi lội và rất thông thuộc sông nước Bạch Đằng là Nguyễn Văn Tố được giao nhiệm vụ ra phía trước bãi cọc để khiêu chiến.

    Về diễn biến của trận Bạch Đằng, sách Đại Việt sử kí toàn thư ghi chép như sau:

“ Định xong kế hoạch rồi, Ngô Quyền bèn cho đóng cọc gỗ ở hai bên cửa sông. Khi nước triều lên, Ngô Quyền sai người đem thuyền nhẹ ra khiêu chiến rồi  giả thua để dụ địch đuổi theo. Bọn Hoằng Thao quả nhiên tiến nhanh vào. Khi chiến thuyền của chúng đã nằm hết ở trong bãi cọc thì thủy triều cũng vừa  rút khiến cho cọc nhỏ dần lên. Bấy giờ, Ngô Quyền mới tung quân ra, ai nấy cũng liều chết để chiến đấu. Nước triều rút quá nhanh, quân Hoằng Thao trở thuyền không kịp nên đều vướng cọc mà lật úp. Lũ giặc rối loạn rồi tan vỡ, quân lính chúng bị chết đuối đến hơn một nửa. Ngô Quyền thừa thắng đánh đuổi rất gấp, bắt được Hoằng Thao, đem giết đi. Vua Nam Hán đóng ở Hải Môn nghe tin dữ, liền thương khóc, thu nhặt tàn quân của Hoằng Thao tháo chạy đến và rút về. Vua Nam Hán cho rằng, tên mình là Lưu Cung thật đáng ghét lắm vậy.”

         Trận Bạch Đằng năm 938 là một  trong những trận thủy chiến xuất sắc của lịch sử nước nhà. Với chiến thắng này, Ngô Quyền đã đè bẹp hoàn toàn tham vong bành trướng xuống Phương Nam của vua Nam Hán, khẳng định một cách hiên ngang kỉ nguyên độc lập và tự chủ của nước nhà. Với chiến thắng này, Ngô Quyền thực sự trở thành anh hùng dân tộc, một thiên tài quân sự của nước nhà. Ngô Quyền đã để lại cho hậu thế những kinh nghiệm vô giá trong tổ chức và chỉ huy thủy chiến. Ông là người đầu tiên dùng bãi cọc và cũng là người đầu tiện tận dụng thủy triều vào trận mạc. Trận Bạch Đằng năm 938 là một trong những trận mẫu mực của sự hợp đồng tác chiên giữa thủy binh với bộ binh, cũng là một trong những trận mẫu mực của sự kết hợp hài hòa giữa mai phục với tấn công tiêu diệt. Từ trận Bạch Đằng, tên tuổi và sự nghiệp của Ngô Quyền, chói sáng trong sử sách và trong kí ức bất diệt của các thế hệ nhân dân ta. Trong Việt Sử tiêu án, Ngô Thì Sĩ viết: “ Nếu không có trận đại thắng này thì nhuệ khí của bọn Lưu Nghiễm vẫn còn, và cái cớ bị ngoại thuộc lại dần dần nổi lên. Cho nên trận Bạch Đằng chính là gốc rễ của sự khôi phục quốc thống. Sau này, các đời Đinh, Lê, Lí, Trần…cũng được nhờ ở dư âm của sự oanh liệt ấy. Võ công hiển hách của Ngô Quyền, thực sự là để tiếng thơm đến muôn đời chứ đâu phải chỉ sáng rỡ trong nhất thời đâu”

      Sau thất bại thảm hại ở Bạch Đằng, nước Nam Hán vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển thêm một thời gian nữa, nhưng trong suốt thời gian đó, chúng không dám bén mảng đến nước ta. Nhận xét về thực trạng của quân Nam Hán lúc bấy giờ, sử thần Ngô Sĩ Liên viết: Lưu Cung tham đất của người, muốn mở rộng bờ cõi, nhưng đất không lấy được mà lại để mất đứa con của mình, đã thế, còn gây hại cho dân. Mạnh Tử nói: đem cái mình chẳng yêu mà hại cái mình yêu”, đại để là như thế này chăng?

    Kính thưa các thầy cô giáo cùng các bạn học sinh yêu quý!

           Chiến tranh đã lùi xa 42 năm, đối với mỗi người con đất Việt thì lịch sử ngày 30/4 vẫn cũn vẹn nguyờn trong ký ức. Ngày 30/4/1975 ấy là mốc son chúi lọi trong lịch sử nước nhà. Không như lớp cha ông đó trực tiếp tham gia chiến đấu để đi đến thống nhất nước nhà, chúng ta – những người con được may mắn sinh ra trong thời bình, tuy không bị chứng kiến chiến tranh nhưng qua các trang sử được học trong trường thì ngày 30/4 quả là một ngày trọng đại của đất nước. Chiến thắng 30/4 làm rung chuyển địa cầu, đó chấm dứt vĩnh viễn một chế độ thực dân ngụy quyền hại dân. Để rồi chúng hiểu rằng, trên mảnh đất mang hình chữ S không còn chỗ cho chúng dung thân, nước Việt Nam anh hùng bất khuất vẫn giữ vững màu cờ Tổ quốc tung bay trờn bầu trời xanh hòa bình và độc lập. Hôm nay chúng ta được ngược dòng thời gian trở về với lịch sử oai hùng của dân tộc, cùng sống lại sự kiện vinh quang nhất của đất nước- ngày giải phóng miền nam thống nhất hoàn toàn đất nước và để kỉ niệm ngày thành lập QĐND Việt Nam 22/12.

          Thời gian dành cho buổi giới thiệu sách hôm nay xin được khép lại ở đây.Xin kính chúc các thầy cô giáo mạnh khỏe, chúc các bạn học sinh chăm ngoan, học giỏi.

 

               

                                                                                                     Người viết bài

 

 

                                                                                                 Nguyễn Thu Hồng

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Mùa đông thời tiết diễn biến bất thường, chính là điều kiện thuận lợi để nhiều loại virus phát triển mạnh khiến nhiều người thấy mệt mỏi, đau ốm, đặc biệt là trẻ em, do sức đề kháng của cơ t ... Cập nhật lúc : 8 giờ 8 phút - Ngày 19 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
Trước đây, ở trường Tiểu học Đồng Tâm học sinh chỉ có thể đọc sách tại thư viện hay góc thư viện của lớp học thì nay học sinh trường Tiểu học Đồng Tâm đã có hẳn một tiết đọc thư viện tron ... Cập nhật lúc : 9 giờ 26 phút - Ngày 14 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
Hoà chung không khí của cả nước chào mừng ngày thành lập quân đội nhân dân việt nam; Ngày hội quốc phòng toàn dân (22/12/1944-22/12/2023). Chúng ta không khỏi ngậm ngùi nhớ về quá khứ một th ... Cập nhật lúc : 8 giờ 45 phút - Ngày 14 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
Như các bạn đã biết Môi trường bao gồm: Đất đai, tài nguyên thiên nhiên, động, thực vật … tất cả các yếu tố có tác động, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe, đời sống của con ngư ... Cập nhật lúc : 9 giờ 35 phút - Ngày 13 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
Theo số liệu thống kê của Cục Y tế dự phòng, từ đầu năm 2023 đến nay cả nước ghi nhận 57.698 trường hợp mắc sốt xuất huyết(SXH) trong đó có 14 trường hợp tử vong tại 09 tỉnh miền Nam và Tây ... Cập nhật lúc : 9 giờ 9 phút - Ngày 13 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
Thời tiết thay đổi thất thường là nguyên nhân khiến bệnh cảm cúm lây lan và bùng phát rất nhanh. Đặc biệt trong những cơ sở giáo dục – trường học là nơi tập trung đông người thì nguy cơ bùng ... Cập nhật lúc : 9 giờ 0 phút - Ngày 13 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
Ngày 27/11/2023, chi bộ Trường Tiểu học Đồng Tâm tổ chức Lễ kết nạp đảng viên cho đồng chí Nguyễn Trọng Cường. Lễ kết nạp diễn ra theo đúng trình tự, thủ tục điều lệ Đảng dưới sự chủ trì củ ... Cập nhật lúc : 13 giờ 32 phút - Ngày 29 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
Căn cứ vào thông tư số 13/2016/TTLN-BYT – BGD&ĐT ngày 12 tháng 5 năm 2016 của Liên Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT quy định về công tác Y tế trường học. ... Cập nhật lúc : 14 giờ 19 phút - Ngày 24 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
Hoạt Động Trải Nghiệm : “Ngàn Lời Yêu Thương” Tại Trường Tiểu Học Đồng Tâm Mỗi người sinh ra, ai cũng có mẹ, có cha, được học hành, dạy dỗ từ cha mẹ và thầy cô giáo, dẫu biết rằng ai cũng h ... Cập nhật lúc : 15 giờ 14 phút - Ngày 15 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
Hoà cùng khí thế thi đua sôi nổi của chị em phụ nữ khắp mọi miền Tổ quốc, được sự nhất trí của Ban chấp hành Công đoàn, Ban Giám hiệu nhà trường, ngày 20.10, tổ nữ công Trường Tiểu học Đồng ... Cập nhật lúc : 8 giờ 14 phút - Ngày 24 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
1234567891011121314151617181920...
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Hướng dẫn kiểm tra đánh giá cuối năm môn Tiếng Anh lớp 3, lớp 4, lớp 5 năm học 2012-2013
Hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai Mô hình VNEN năm học 2013-2014
Thông tư ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia
Thông tư 32 về việc đánh giá, xếp loại học sinh bậc tiểu học
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 03/2013
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 01/2013
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 12/2012
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 11/2012
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 3 cấp trường - lần 2
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 3 cấp trường - lần 1
Đề thi giáo viên giỏi cấp trường chào mừng ngày 08/3 - 26-3 năm học 2012 - 2013
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
QĐ Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong Hội đồng trường, nhiệm kỳ 2021-2026
Quy tắc Ứng xử văn hóa trong trường học
Hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 6 năm học 2012 - 2013
Mẫu đánh giá, xếp loại Cán bộ, giáo viên , nhân viên năm học 2012 - 2013 của PGD
Hướng dẫn của Công Đoàn giáo dục huyện V/v xét trợ cấp Hưởng ứng năm gia đình Việt Nam năm 2013 và Tháng hành động vì Trẻ em, Ngày gia đình Việt Nam trong CNVC, LĐ
Kết quả giao lưu học sinh giỏi lớp 3, 4 năm học 2012 - 2013
Kết quả xếp giải Viết chữ đẹp cấp huyện năm học 2012 - 2013 (Xếp theo thứ tự các trường Tiểu học trong huyện)
Kết quả xếp giải Olympic học sinh giỏi lớp 5 cấp huyện + Tỉnh năm học 2012 - 2013 (Xếp theo thứ tự các trường Tiểu học trong huyện)
Kết quả xếp giải Olympic học sinh giỏi lớp 5 cấp Tỉnh năm học 2012 - 2013 (Xếp theo thứ tự PGD)
Kế hoạch giao lưu học sinh giỏi lớp 3, 4 của Phòng GD&ĐT Bình Giang
Kế hoạch + Lịch kiểm tra thi đua năm học 2012 - 2013
Báo cáo kết quả Hội giảng chào mừng ngày 08/3 và 26/3 năm học 2012 - 2013
Mẫu báo cáo, biên bản, phiếu kiểm tra thi đua năm học 2012 - 2013 của Phòng GD